50% người được xét nghiệm nhiễm hóa chất BVTV trong máu: Đừng nghĩ ngồi phòng lạnh, ở thành phố thì an toàn

Đăng bởi Nguyễn vào lúc 11/09/2018

"Nguồn: VTC News"

(VTC News) - 50% người được test nhanh nhiễm thuốc sâu, hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong máu là một con số nguy hiểm, đáng báo động; chuyên gia còn cảnh báo: Đừng nghĩ ngồi phòng lạnh, ở thành phố thì an toàn...

Thử nghiệm nhanh mới đây của Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) phát hiện, có tới hơn 50% số người được xét nghiệm ở 4 huyện của Hà Nội là Hoài Đức, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong máu, trong đó có nhiều người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khiến nhiều người sửng sốt.

Cụ thể, trong tổng số 67 người tham gia chỉ có 35 người ở mức an toàn; 31 người ở mức nguy cơ (tức là đang có thuốc BVTV lưu tồn trong máu); 1 người ở mức rủi ro (nguy hiểm hơn mức nguy cơ).

Đáng nói là, hầu hết là cán bộ từ lãnh đạo xã, Giám đốc, Phó giám đốc các trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn, nhân viên BVTV, văn hóa, giáo dục… ở địa phương, không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như người nông dân cũng có chỉ số tồn lưu hóa chất BVTV cao.

50% nguoi duoc xet nghiem nhiem hoa chat BVTV trong mau: Dung nghi ngoi phong lanh, o thanh pho thi an toan hinh anh 1

Kết quả xét nghiệm của Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế

Con số trên được đưa ra là kết quả test nhanh tại hiện trường, chưa phải kết quả kiểm tra chuyên sâu trong phòng thí nghiệm, nhưng thực sự là hồi chuông cảnh báo cho mức độ sử dụng, lạm dụng thuốc BVTV và sự kém hiểu biết khi sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp ở 4 địa phương trên.

3 nguyên nhân gây nhiễm hóa chất, thuốc sâu trong máu

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, kết quả kể trên mới chỉ là test nhanh nên chưa nói lên được quá nhiều điều, cần phải có những thử nghiệm nghiên cứu chuyên sâu mới có thể đi đến một kết luận chính xác về tình trạng tồn dư thuốc sâu, hóa chất BYTV trong máu, những ảnh hưởng của nó với sức khỏe của người dân ở địa phương đó.

Tuy nhiên, con số 50% người được test nhanh nhiễm thuốc sâu, hóa chất BVTV trong máu cũng là một con số nguy hiểm, đáng báo động. Các nhà khoa học nên có thêm những nghiên cứu chuyên sâu, chi tiết hơn nữa; chính quyền địa phương cần đưa ra những cảnh báo cho người dân.

50% nguoi duoc xet nghiem nhiem hoa chat BVTV trong mau: Dung nghi ngoi phong lanh, o thanh pho thi an toan hinh anh 2

 Người dân có thể nhiễm độc thuốc BVTV qua đường hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc qua da và niêm mạc 

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, 32/67 người dân ở Hoài Đức, Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn nhiễm thuốc BVTV trong máu có thể do 3 nguyên nhân chính.

Nguyên nhân đầu tiên là do ô nhiễm không khí. Họ sống trong môi trường thường xuyên phun, sử dụng hóa chất BYTV, nên trong không khí hàm lượng hóa chất BVTV, thuốc trừ sâu khá lớn. Con người khi hít thở sẽ hít hóa chất vào phổi, sau đó thâm nhập nhiễm tới các cơ quan trong cơ thể, rồi vào máu.

Nguyên nhân thứ hai có thể do sự ô nhiễm nguồn nước. Đây là 4 vùng sản xuất nông nghiệp, trồng rau, trồng hoa lớn của Hà Nội. Người dân sử dụng khá nhiều thuốc sâu, thuốc BVTV trong sản xuất, nên sẽ có một lượng không nhỏ hóa chất ngấm vào đất sau đó nhiễm vào nguồn nước.

Khi dân sử dụng nước ngầm, nước giếng thay vì nước máy trong ăn uống, sinh hoạt việc họ bị hấp thụ hóa chất BVTV có trong nguồn nước là hoàn toàn có thể xảy ra.

Nguyên nhân thứ ba có thể do người dân ăn các loại rau củ từng được phun thuốc  cũng có nguy cơ bị ôi nhiễm... Ngoài ra, việc người dân sử dụng, phun thuốc trừ sâu, thuốc BVTV không có phương tiện bảo hộ, cũng có thể khiến họ bị hấp thụ chất độc hại này vào người.

50% nguoi duoc xet nghiem nhiem hoa chat BVTV trong mau: Dung nghi ngoi phong lanh, o thanh pho thi an toan hinh anh 3

Vỏ thuốc sâu tràn ngập cánh đồng rau. (Ảnh: Vietnamnet)

Đừng nghĩ ngồi phòng lạnh, ở thành phố thì không nhiễm thuốc sâu

Theo thông tin PGS.TS Doãn Ngọc Hải (Viện trưởng Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế) cung cấp cho báo chí, việc hấp thụ thuốc BVTV xảy ra khi hít phải, uống phải hoặc tiếp xúc qua da và niêm mạc.

Chính vì thế, nhiều người dù không tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu, thuốc BVTV nhưng trực tiếp sử dụng các sản phẩm rau, hoa quả còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu hoặc hít phải đều có thể bị nhiễm.

Cũng theo PGS Doãn Ngọc Hải, các loại hoa tươi cũng là nguồn chứa rất nhiều thuốc trừ sâu, nhưng ít người để ý nên vẫn thoải mái sờ, hít hoa.

Theo trang Soha đưa, trước đây, Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp và Môi trường từng làm thí nghiệm, lấy một bó hoa tươi cắm vào nước, sau đó lấy nước này để xét nghiệm, phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu rất lớn trong đó. Đây chính là một trong những mối nguy cơ với con người.

Nói về kết quả test nhanh ở trên, PGS Doãn Ngọc Hải cho rằng, mặc dù mới chỉ là kết quả test nhanh, nhưng đây là cảnh báo rất lớn đến cộng đồng. Mọi người dân từ người trực tiếp sản xuất đến người sử dụng, người ở thành thị đến nông thôn đều có nguy cơ cao sẽ hấp thụ thuốc trừ sâu vào máu.

Cũng thông tin về khả năng người thành phố, ở phòng lạnh không tiếp xúc với thuốc BVTV, thuốc sâu có nguy cơ nhiễm chất độc, do ăn các loại rau, chơi hoa được phun tưới nhiều, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết: "Việc này có thể xảy ra, nếu bạn thường xuyên, vô tình ăn - sử dụng phải các loại rau, hoa tươi được phun tưới nhiều thuốc sâu, hóa chất BVTV trước khi đến tay người tiêu dùng". 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục