Hãng nội thất danh tiếng đến từ Thụy Điển vừa kêu gọi hàng nghìn trẻ em dọa nạt một chậu cây trong khi khen ngợi một chậu cây khác để để xem điều gì sẽ xảy ra.
Đây là một thí nghiệm liên quan đến sự sống chưa được khoa học ngày nay giải thích, chứng minh cây cối cũng là một thể sinh mệnh có suy nghĩ và cảm xúc tương tự như con người. IKEA cho biết thí nghiệm này được thực hiện để hưởng ứng Ngày chống Bắt nạt Thế giới (4/5), với thông điệp là “Lòng tốt giúp nhân loại phát triển hơn”.
Tại khuôn viên một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, IKEA đã mang tới hai chậu cây xanh. Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.
Cả hai chậu cây được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời. Mọi người được khuyến khích nói chuyện với hai chậu cây trong vòng 30 ngày. Kết quả sau 30 ngày sự sống của hai chậu cây khác biệt rõ rệt.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn dọa nạt một chậu cây trong 30 ngày liền?
IKEA đã nhờ tới sự trợ giúp của hàng nghìn học sinh, sinh viên để tìm ra câu trả lời.
Họ mang hai chậu cây xanh đến trường học và chăm sóc chúng với điều kiện giống nhau.
Tuy nhiên, họ kêu gọi mọi người dọa nạt một chậu cây…
… trong khi yêu thương chậu cây còn lại.
Kết quả sau 30 ngày, chậu cây bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây được yêu thương phát triển xanh tươi.
Một YouTuber đã bình luận về video của IKEA: “Đúng là nếu bạn nói chuyện với cây trồng của bạn hay thậm chí hát cho chúng nghe, chúng sẽ phát triển tốt hơn và khỏe mạnh hơn. Tôi biết như vậy bởi vì tôi đã làm thử nghiệm tương tự với cây trồng của tôi”.
Một người khác viết: “Cây cối có thể không có mắt, tai hoặc lưỡi, nhưng lá của chúng có thể thực hiện các chức năng tương tự”.
Bên cạnh đó, cũng có không ít ý kiến tỏ ra hoài nghi về thí nghiệm này. Thực vật thực sự có cảm giác như con người không? Chúng có thể hiểu được lời nói của con người không? Những thắc mắc đó hiện vẫn chưa được khoa học giải thích.